Theo chân một dị nhân

Chúng ta từng biết đến nhà của Đại gia Nguyễn Văn Hảo, nhà chú Hỏa (nay là bảo tàng Mỹ Thuật)… những ngôi nhà tuyệt đẹp đậm nét kiến trúc Pháp, do người Pháp thiết kế ở Sài Gòn. Câu hỏi: nếu người Việt hoàn toàn, họ sẽ làm gì?

Hãy theo chân một danh nhân Việt Nam ít người biết đến nhé.

Bậc sáng lập

Đây là bánh lái khổng lồ của một con tàu cách đây hơn 120 năm đã đưa 20 người đàn ông từ Hà Tiên vượt biển đến Bà Rịa, Vũng Tàu.

Theo chân một dị nhân

Trong vòng khoảng 20 năm sau đó, họ xây trên hòn đảo hoang vắng này một ngôi Nhà Lớn, 5 dãy phố cho lưu dân mới đến lập nghiệp, nhà hội họp, trường học, chợ, nhà máy xay xát lúa gạo, kho chứa thóc, nhà đèn, xưởng mộc, các hồ tích trữ nước ngọt... Một quần thể được quy hoạch đầy đủ, chặt chẽ theo kiểu rất Việt Nam.

Theo chân một dị nhân
Ảnh chụp màn hình từ Khasan

Người đàn ông dẫn đầu tên Lê Văn Mưu, sau này mọi người quen gọi là ông Trần.

Vẻ đẹp của ngôi Nhà Lớn

Hãy ngắm nhìn dãy ngói đỏ tươi từ các ngôi lầu Trời, lầu Tiên, lầu Phật để thấy mức độ hoành tráng tuyệt đẹp của ngôi nhà kỳ lạ này.

Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân

Các quần thể này khép kín và được nối với nhau bởi những cây cầu bắc giữa không trung.

Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân

Nếu nhìn xuống phía dưới, đó là kiểu kiến trúc Tứ hợp viện cách đây 3000 năm, với khoảng sân vườn được vây quanh bởi các khối nhà từ 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân

Từ trên lầu cao, bạn có thể nhìn thấy núi đồi xanh phía xa xuyên qua dãy ngói đỏ.

Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân

Người xưa cũng thật biết cách chill.

Đến những chi tiết kỳ lạ

Bây giờ, chúng ta có thể đi xuống phía dưới. Bạn có thể đã quen kiến trúc Việt Nam hoặc Trung Hoa với kiểu điêu khắc rồng phụng, mai lan cúc trúc... Nhưng những người con miền biển này làm mọi thứ khác đi:

Theo chân một dị nhân

Con cua biển theo tỉ lệ 1:1 này được chạm thẳng vào cột gỗ với các chi tiết tách hẳn ra phía ngoài như càng, chân, mái chèo thật sống động. Đến gần hơn chút nữa, bạn có thể thấy đôi mắt hay những chấm tròn trên chiếc càng lớn không khác gì một con cua thật.

Theo chân một dị nhân
Gãy mất một chân 😦
Theo chân một dị nhân

Rất nhiều tác phẩm chạm trổ như thế này khắp Nhà Lớn, bao gồm những họa tiết Á Đông đặc trưng cũng như rùa, ba ba, rong biển... phản ánh vẻ đẹp của cuộc sống cư dân biển cả. Trình độ thợ thủ công, các chi tiết tỉ mỉ ở đây bạn chỉ có thể bắt gặp ở Nhật hay các nền văn hóa lớn tương đương.

Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân

Khác với nội thất đầy chi tiết bên trong, phía ngoài Nhà Lớn lại mang màu sắc biển cả pha chút Á Đông cổ điển vui tươi, đầy năng lượng.

Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân
Theo chân một dị nhân

Một tư tưởng cấp tiến

Ông Lê Văn Mưu gần như đã lập ra một nền văn hóa, tôn giáo ở đây dù vẫn dựa trên nền tảng Nho giáo. Những gì được thờ trong Nhà Lớn gần với triết lý sống, các tư tưởng hướng thiện hơn một vị thần thánh cụ thể.

Ngôi nhà được quy hoạch cụ thể theo khu vực, chức năng và con người bên trong chỉ việc sống theo các sắp xếp khoa học đó.

Theo chân một dị nhân

Có một điều kỳ lạ ở đây: trải qua hơn 120 năm sinh sống. Toàn bộ cư dân trong ngôi nhà rộng bằng 4 lần Diamond Plaza này chỉ sử dụng hai chiếc quan tài. Một chiếc hư hỏng đã bị tiêu hủy và chiếc hiện tại.

Theo chân một dị nhân
Ảnh: Taucaotoc.vn

Một người mất đi sẽ được đặt vào quan tài này đem đến nơi chôn, nhưng chôn không có áo quan. Quan tài được mang về tái sử dụng lại. Nếu nhiều người mất cùng lúc, tất cả sẽ bàn bạc và an táng lệch giờ nhau. Tục lệ ở đây cũng không làm đám tang quá một ngày, không xem giờ chôn cất... Tất cả thủ tục đơn giản, gọn gàng. Đó là những tư tưởng rất cấp tiến so với hàng trăm năm trước mà chúng ta có thể chứng kiến cho đến nay.

Theo chân một dị nhân
Ảnh chụp màn hình từ Khasan

Còn rất nhiều thứ bạn có thể khám phá ở Nhà Lớn và khu vực Long Sơn xung quanh. Nhưng điều thú vị nhất chính là một người Việt Nam cách đây hàng trăm năm, mang tư tưởng tiến bộ vượt bậc đã lập nên một khu dân cư to lớn, hoàn chỉnh, thiết lập các tư tưởng, văn hóa, tôn giáo cho cả hòn đảo này. Những tiêu chuẩn mà người Pháp đã trải qua rất lâu mới kịp đem đến Việt Nam.