Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Đường Ký Con

Đúng ra có thể gọi bằng đường Đoàn Trần Nghiệp. Bởi vì đó mới là tên thật của nhân vật lịch sử này.

Đoàn Trần Nghiệp sinh năm 1908 tại Hà Nội. Ông làm thư ký cho Hãng Godard.

Năm 1928, Đoàn Trần Nghiệp gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng và được giao việc trông coi sổ sách cho khách sạn Việt Nam - một cơ sở do Việt Nam Quốc Dân Đảng mở ở số nhà 38 Hàng Bông. Ông nhỏ con thắng trẻo thư sinh, lại nhỏ tuổi nhất nên mọi người gọi là Ký Con.

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực
Ảnh: Di tích nhà tù Hoả Lò

Ký Con ngày làm thư ký, lúc rảnh rỗi, ông ám sát những tên phản bội, thực dân, Việt gian... những kẻ gây hại cho Đảng. Ký Con thường đi xe đạp, đón đường, rút súng ngắn bắn vào đầu và để lại trong ví nạn nhân mảnh giấy ghi vỏn vẹn 4 chữ: "Không giữ lời thề". Đó là việc làm táo bạo và dũng cảm nếu xét trên cách thức hành động cũng như chất lượng súng ống lúc bấy giờ. Chẳng may đạn không nổ hay mắc kẹt, thật khó để nói lời... xin lỗi rồi đạp xe đi :))

Năm 1930, Ký Con bị bắt và nhận án tử hình trong cùng năm, lúc 22 tuổi.

Tên ông được đặt cho nhiều con đường trên cả nước. Ở Sài Gòn, đường Ký Con nằm trên quận 1, nối liền Trần Hưng Đạo với Đại Lộ Võ Văn Kiệt.

Dọc trên đoạn ngắn sầm uất này, có ba quán Hoa nổi tiếng.

Đầu tiên, quán bạn nên đến nhất: Mì Gia Truyền.

Quán khá nhỏ, lúc nào cũng đông, chỉ bán đến gần 12 giờ trưa. Tiệm mì này tồn tại rất lâu, từ nhiều đời đã truyền lại tất cả bí quyết để nấu ra loại mì hấp dẫn nhất. Chỉ truyền thiếu cái tên nên trên bảng hiệu chỉ vỏn vẹn: "Mì Gia Truyền" mà không có tên cụ thể.

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Sợi mì ở đây cho một cảm giác dai, béo múp míp, hòa cùng nước súp ngọt thanh nhưng lại đậm đà.

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Các lát thịt được cắt thành sợi mảnh, nêm mặn hơn nước dùng một chút cộng với nhiều lát gan càng tăng thêm vị béo khó cưỡng.

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Phiên bản khô lại mang vẻ hấp dẫn hoàn toàn khác.

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Lúc này tất cả toát lên mùi vị món Hoa truyền thống không thể nhầm lẫn.

Tuy nhiên, điểm hạn chế là quán thật sự nhỏ, bạn sẽ khó tìm được chỗ ngồi thoải mái nếu đi trên 3 người.

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Nếu đi thành nhóm, hãy nhìn sang kia đường:

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Mì Hà Ký có thêm lựa chọn gà, sức hấp dẫn ít hơn mì Gia Truyền một chút nhưng mọi thứ có vẻ dễ thở. Tuy nhiên cả hai quán này đều thường không mở cửa quá 12 giờ trưa. Quá thời gian này, bạn có thể đến với Phở, hủ tíu sa tế Quốc Ký:

Nhớ lịch sử bằng ẩm thực

Quán này rất nổi tiếng trên đường Ngô Đức Kế, đoạn Nguyễn Huệ trước khi có phố đi bộ. Phở và hủ tíu là hai món quen thuộc ở miền Nam, nhưng khi biến tấu dưới vị sa tế lại mang đến vị giác kỳ lạ khác để bạn có thể khám phá.

Nhưng cũng đừng quên Ký Con là ai nhé!