Người Bắc và những khác biệt

Ở những thập niên trước, người Bắc vẫn là điều gì đó đặc biệt trong mắt dân miền Nam, ít nhất là giọng nói. Những đứa bé ở các tỉnh miền Tây thường nhắm vào bạn bè Bắc của mình rêu rao “Bắc Kỳ ăn rau muống luộc…”, đáp lại, phía bên kia cũng không vừa: “Nam Kỳ bắt con cá gô bỏ vô gổ…” sau đó cùng chơi vui vẻ với nhau.

Mọi đất nước chứ không riêng Việt Nam, đều có những khác biệt giữa miền này và miền kia. Người Bắc giữ niềm tự hào gốc gác của mình nên bị xem là bảo thủ trong khi người Nam phóng khoáng hơn bởi không có gì ràng buộc. Tuy nhiên, từ khuôn mẫu đến sự thật luôn khác nhau. Ví dụ, người Hà Nội luôn xem giọng Hà Nội là chuẩn của cả nước nhưng họ vẫn nói “đi gia đi vào” chứ không phải “đi ra”. Ngay cả cách phát âm những chữ như “trân trọng, trời, trăng…” đều không thật chính xác, “gương mặt trái xoan” thay vì “gương mặt quả xoan”… Ngày nay, dù thế giới phẳng hơn nhưng văn hóa đặc trưng của hai vùng địa lý vẫn rất rõ nét. Đặc biệt, có rất nhiều thứ chúng ta chưa rõ lắm về người Bắc khó hiểu hơn chúng ta vẫn nghĩ.

Người Bắc và những khác biệt
Ảnh: menderes kahraman | Unsplash

Người Bắc lạnh lùng, người Nam nồng ấm

Chuyện này nên hiểu rằng người Bắc đánh giá một mối quan hệ lâu hơn người Nam. Một nghiên cứu về văn hóa của Knowledge Hub Vietnam đưa ra ví dụ trực quan rằng người Bắc giống như trái dừa, rất cứng bên ngoài nhưng sau khi vượt qua lớp vỏ, mọi thứ sẽ mát lạnh dễ chịu. Trong khi người miền Nam được ví với quả đào, mềm mại êm dịu nhưng hạt lại khó vỡ. Đúng là người Nam cởi mở hơn nhưng mọi thứ lại có giới hạn nhất định. 

Một ví dụ dễ thấy nhất, nếu bạn ra Hà Nội chơi với người bạn thân miền Bắc, bạn này thường bỏ ít nhất nửa ngày để dắt chúng ta đi tham quan, trò truyện, ăn uống… Ở chiều ngược lại, người bạn thân miền Bắc vào Sài Gòn chơi, chúng ta có xu hướng đưa cho chiếc xe máy để… tự xử 😄

Người Bắc và những khác biệt
Ảnh: JM Eserjose | Unsplash

Người Bắc và nền ẩm thực bảo thủ

Vẫn như phép so sánh về trái dừa, ở thập niên trước, khó để tìm hủ tiếu hay bún bò Huế ở Hà Nội. Nhưng hiện nay mọi thứ dễ dàng hơn. Người Bắc dành thời gian đánh giá ẩm thực cũng lâu như với một mối quan hệ. Tuy nhiên, nói rằng họ bảo thủ không đúng lắm. Bởi vì người Bắc đã cải tiến món phở cuốn hay phở trộn như một phát minh mới so với phiên bản gốc. Riêng phở trộn được chúng ta chào đón nhiệt liệt!

Mặc dù Hà Nội có những cá tính nổi tiếng như nhà văn Nguyễn Tuân, người đánh giá phở là món ăn hương hoa để thưởng thức. Vì vậy khi người Hà Nội chuyển sang “ăn phở để lấy no”, ông từ bỏ phở. Nhưng nhân vật Nguyễn Tuân cũng chỉ có một, vì vậy giai thoại này khó đại diện cho cả tính tình người Bắc được. Vấn đề chỉ là ông Nguyễn Tuân quá nổi tiếng mà thôi.

Người Bắc và những khác biệt
Ảnh: Sushant Vohra | Unsplash

Những định kiến

Không có công thức nào để hiểu hết người ở miền này hay miền kia. Mọi người trên thế giới cũng thường đưa ra các đánh giá kiểu như người phía Bắc thường giỏi về chính trị, đẹp hơn hay người Nam nồng ấm hơn, giỏi làm kinh tế… Nhưng tất cả chỉ là truyền thuyết. Nghiên cứu ở Mĩ cho thấy người miền Nam nước Mĩ có xu hướng bạo lực hơn, người miền Nam nước Anh lại lạnh lùng với các dân tộc khác, không nồng ấm mấy. 

Những gì chúng ta thường hay nói về người Bắc, người Hà Nội… cũng vậy, nếu đem đối chiếu với những đứa bạn thân đang sinh sống ở đó đều không đúng. Dù sao, sự đa dạng chắc chắn làm cuộc sống phong phú hơn. Người Nam phóng khoáng, người Trung cần cù, người Bắc thâm trầm, đều có thể hiểu như sự bổ sung cho một Sài Gòn sôi động, thú vị. Những thái cực này cần thiết bởi vì trong cách chúng ta làm việc, tận hưởng cuộc sống… đều không thể thiếu sự quyết tâm, sáng tạo, cân nhắc… từ tất cả những người xung quanh.

Những bức tranh trên đường Sài Gòn | Sloth
Không rõ tác giả là ai, ý tưởng, phong cách nghệ thuật... Chỉ biết rằng những bức tranh này được vẽ nên để tạo ra chút niềm vui dễ dàng mà mọi người đang tìm kiếm.

Các khác biệt này chỉ là bề nổi. Bởi bản thân người Bắc theo thời gian cũng rất khác với nhau. Vì vậy, lần sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về di sản ẩm thực, nghệ thuật của “người Bắc cũ và người Bắc mới” nhé.

Người Bắc cũ, người Bắc mới và những di sản | Sloth
Không có người Nam cũ, người Nam mới hay Trung cũ, Trung mới. Nhưng lại có Bắc cũ và Bắc mới, ở Sài Gòn và Hà Nội đều như nhau. Người Bắc có những điểm thật buồn cười.