Một Giáng Sinh thuần Việt

Gia Kiệm nằm cách Sài Gòn khoảng 70km theo hướng đến Đà Lạt. Ai hay đi ngang qua sẽ nhận ra điểm đặc biệt chỉ trong một đoạn ngắn nhưng tập trung rất nhiều nhà thờ nằm san sát nhau.

Cứ đến thời điểm cuối năm, Gia Kiệm như bừng tỉnh so với quãng thời gian trước đó. Hầu như cuộc sống trong những ngày này chỉ xoay quanh chủ đề Giáng Sinh. Thậm chí mọi người sẽ ăn tết nhỏ hơn nếu năm đó kinh tế... hơi buồn, nhưng Giáng Sinh thì không. 

Một Giáng Sinh thuần Việt
Một xe bánh tráng trộn vào những ngày thường nay đã trở thành xe Giáng Sinh

Ngôi làng Giáng Sinh

Mùa lễ hội bắt đầu từ đầu tháng mười hai sau đó kéo dài cho đến hết tháng.

Sự kiện này như một phần quan trọng của cuộc sống nơi đây. Bởi bình thường, mọi người bận rộn hết ngày với trồng trọt, chăn nuôi. Buổi tối hoặc cuối tuần không có nhiều các hoạt động vui chơi giải trí ngoài cà phê hay vài chai bia. Giáng Sinh mang lại niềm vui đặc biệt mặc dù điều đó có nghĩa là bận rộn hơn. Từ việc trang trí nhà mình, khu vực xung quanh, nhà thờ... Chỉ riêng việc sau đó mải ngắm nhìn công trình xinh đẹp trải dài này cũng đủ hết ngày.

Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Khắp mọi lối ngả Gia Kiệm đều được những ánh đèn vui vẻ phủ kín
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt

Đi trên đường trong những ngày này, hoàn toàn có thể bắt gặp những hang đá thật lớn nằm giữa ngã ba ngã tư, nhưng ai cũng vui vẻ chậm lại một chút, tránh sang một chút, bởi vì hang đá do cộng đồng mình làm ra quá đẹp 😄

Một Giáng Sinh thuần Việt

Ở những nơi giao thông phức tạp, để an toàn, mọi người sẽ mang Chúa cùng hang đá lên chung cư.

Một Giáng Sinh thuần Việt

Hang đá Giáng Sinh khắp nơi, từ nhỏ nhắn xinh xắn đến to lớn bằng kích thước thật. Bất kì bãi đất trống nào cũng được tận dụng trang trí công phu để mọi người đi ngang qua có thể dừng lại ngắm nghía, chụp hình.

Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt

Thậm chí những con đường vắng vẻ lên rẫy hiếm người qua lại, buổi tối vẫn được giăng những dây đèn ấm cúng. Giáng Sinh về khắp mọi ngõ ngách.

Một Giáng Sinh thuần Việt

Ở vùng đất các linh hồn

Giáng Sinh dành cho tất cả mọi người, ở Gia Kiệm có nghĩa là cũng dành cho người đã khuất nữa.

Tất cả các ngôi mộ của những người trước kia từng tham gia trang trí mọi ngõ ngách xóm làng nay được thắp sáng lung linh không kém những ngôi nhà phía ngoài. Một Giáng Sinh đầm ấm của một cộng đồng rộng lớn.

Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt

Mọi thứ kỳ công, chi tiết như thể ông bà chưa từng mất đi và đã chỉ dẫn cho con cháu phải làm thế này hay thế kia.

Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt
Một Giáng Sinh thuần Việt

Ngay cả những ngôi mộ không có thân nhân hay những em bé mồ côi đã được chôn tại đây từ rất lâu... tất cả đều hòa vào niềm vui chung Giáng Sinh như nhau.

Ngày nay, thật khó để quay lại tìm hiểu lý do của việc người Gia Kiệm không quên bất kỳ ai trong những ngày lễ trọng đại nhất năm của mình. Văn hóa hay truyền thống được bồi đắp qua từng mùa Giáng Sinh, khi mà những bậc sáng lập Gia Kiệm đầu tiên xuôi về miền Nam và chọn mảnh đất này. Ngay cả cách đặt tên Giáo xứ ở đây cũng gợi nhớ đến quê hương xa xôi của họ như Phúc Nhạc, Mẫu Tâm... Có thể bởi vì thế, trong những ngày lạnh giá này, Gia Kiệm thắp sáng tất cả, từ con đường bình thường lên rẫy cho đến mộ phần của một em bé mồ côi, những người dù chỉ kịp liên quan một chút đến cuộc sống bình thường nơi đây. Đó là lý do Giáng Sinh vẫn luôn được chờ đợi nhiều nhất hàng năm.