Do Thái giáo và Hồi giáo: Cuộc chiến giữa hai anh em cùng cha khác mẹ

Lịch sử Do Thái và Hồi giáo gần như tồn tại song song, khoảng 1500 năm TCN. Họ đều thờ phụng một đấng tối cao duy nhất - đấng trong đạo Thiên Chúa ở Việt Nam vẫn gọi là Chúa Cha (Allah). Ngày nay, cuộc chiến đẫm máu đang diễn ra là một phần của truyền thuyết về gia tộc Abraham nổi tiếng, người đàn ông đầu tiên lập giao ước với Chúa, người được tôn kính trong cả hai tôn giáo lớn nhất, nhì thế giới này.

Ông Abraham - tổ phụ của cả Hồi giáo và Do Thái giáo, sinh ra hai người con trai đầu tiên ở tuổi 86 và 99. Người anh cả sau này trở thành tổ phụ của thế giới Hồi giáo trong khi người em thuộc về thế giới Thiên Chúa giáo. Đó là câu chuyện của Chúa và dường như chỉ có Chúa mới biết kết cuộc các cuộc chiến dai dẳng này sẽ đi đến đâu. Hãy tìm hiểu về người anh trước.

Người anh cả Hồi giáo Ishmael

Con trai cả của Abraham được đặt tên Ishmael, lại không phải dòng dõi chính thức. Đó là kết quả của việc ông Abraham quan hệ với người hầu gái của mình ở tuổi 86. Sau này, vợ Abraham đuổi cả người hầu và đứa con ngoài giá thú ra khỏi nhà. Chúa cũng thuyết phục Abraham đồng ý với quyết định đó và hứa sẽ ban cho Ishmael đứng đầu một dòng dõi đông đúc, giàu có sau này. Đó chính là cộng đồng Hồi giáo mà chúng ta biết đến ngày nay, với người tổ phụ của riêng mình, Ishmael. 

Do Thái giáo và Hồi giáo: Cuộc chiến giữa hai anh em cùng cha khác mẹ
Ảnh: David Monje | Unsplash

Người em Do thái giáo Isaac

Mười ba năm sau, ông Abraham và vợ mình mới có đứa con đầu tiên, đặt tên là Isaac. Isaac được xem như trưởng nam, tổ phụ đầu tiên của riêng người Do Thái, người thừa kế chính thức của Abraham sau khi ông qua đời ở tuổi 175. 

Lúc này, có thể hiểu rằng hai tôn giáo đều cùng nguồn gốc, tổ tông. Cả hai đều tôn kính Abraham, ông tồn tại như một nhân vật quan trọng trong sử sách, thánh kinh của cả người Hồi giáo lẫn Do Thái giáo. Dù sao, ở khía cạnh tôn giáo, mọi thứ có vẻ dễ dàng hơn nhưng khi chuyển sang vấn đề dân tộc lại vô cùng phức tạp: Người Ả Rập và người Israel (hay người Do Thái).

Những bi kịch của hai bên hậu duệ

Mặc dù được Thiên Chúa công nhận là dân của ngài theo Thánh kinh, con cái, hậu duệ Isaac lại trải qua lịch sử kinh hoàng bi thảm. 

Vương quốc Do Thái đầu tiên được dẫn dắt bởi vua David ghi nhận vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên. Sau thời gian thịnh vượng là hai ngàn năm bị lưu đày khắp Babylon, Ai Cập; bị cai trị bởi người Ba Tư, La Mã, Ả Rập… cho đến đế chế Ottoman. Liên tiếp trong những cột mốc này, người Do Thái bị buộc phải chạy đến châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… từ bỏ quê hương xứ sở của mình, mặc dù trước họ cũng có thời kỳ chung sống hòa bình với người Ả Rập trên chính vương quốc cũ.

Sự kiện diệt chủng cuối cùng tước đi sinh mạng sáu triệu người, gây ra bởi Đức Quốc Xã là chương đen tối nhất trong lịch sử hiện đại của người Do Thái. Sau đó, dân tộc bị thử thách này trốn đến khắp mọi miền trên thế giới, lưu vong trong suốt hai thiên niên kỷ không ngừng.

Ở Việt Nam, vẫn còn bài thánh ca chứa vài câu trong sử thi Do Thái: “Trên đồi Babylon, ta ngồi ta khóc, ta nhớ Zion…” Câu hát cho thấy con dân lưu lạc của Thiên Chúa đau khổ như thế nào khi nhớ về cố quốc. Zion là tên một ngọn đồi ở Jerusalem, biểu tượng phục quốc Do Thái sau này. Tuy nhiên, Miền Đất Hứa được nhắc đến trong Kinh thánh trên thực tế rất nhỏ, sa mạc khô cằn, đầy thử thách…

Do Thái giáo và Hồi giáo: Cuộc chiến giữa hai anh em cùng cha khác mẹ
Ảnh: Laura Siegal | Unsplash

Phía bên kia, người Hồi giáo cũng phải trải qua tám cuộc Thập tự chinh đầy chết chóc. Bạo lực trải dài khắp Trung Đông kéo tận đến Đất Thánh, cướp đi sinh mạnh hàng triệu hậu huệ Ishmael mà không có lý do chính đáng nào.

Đất nước Israel và sự bắt đầu của xung đột

Thực tế, trước Chiến tranh thế giới I, những đất nước như Israel, Lebanon, Syria, Jordan hay Palestine chưa hề tồn tại. Vùng rộng lớn đó thuộc về đế chế Hồi giáo Ottoman (1516 - 1918). Người Do Thái sống thành cụm nhỏ ở đây, không có quyền công dân đầy đủ như người Hồi giáo.

Mãi đến sau Chiến tranh thế giới II, sau sự kiện diệt chủng Do Thái, các quốc gia châu Âu và Mĩ đã cảm thông hơn với họ. Cùng với phong trào Phục quốc Do Thái diễn ra khắp nơi trên thế giới, nước Israel ra đời vào năm 1948 trên vùng đất cũ, bao gồm cả ngọn đồi Zion, sau CHXHCN Việt Nam ba năm. 

Lúc này, một vấn đề khác xảy ra, người Palestine Ả Rập trở thành tị nạn chỉ sau một đêm.

Những cuộc chiến triền miên bắt đầu. Hồi giáo truyền thống chia thế giới thành Dar al-Islam và Dar al-Harb, có thể hiểu như “Nơi ở của Hồi giáo” và “Nơi từng của Hồi giáo”. “Nơi từng của Hồi giáo” vẫn định sẵn thuộc về Hồi giáo và sẽ được chinh phục. Các vùng lãnh thổ này phải được gột rửa khỏi những ô nhiễm, tội lỗi của những người không Hồi giáo. 

Các nước Ả Rập xung quanh bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Iraq và Lebanon lập tức tấn công Israel. Rất tiếc trong các cuộc chiến sau này, họ đều thua và sau mỗi lần bại trận, người Do Thái lại chiếm thêm một phần đất đai khác từ người Ả Rập. Cho dù Liên Hiệp Quốc sau này đã phân chia vùng đất bên cạnh cho Palestine nhưng ngay cả người Palestine cũng không đồng ý. Với người Ả Rập, những vùng đất tổ tiên Abraham để lại cho Ishmael mang giá trị thiêng liêng và lịch sử sâu xa. Trong khi đó, vai trò của Isaac – tổ phụ Do Thái – dường như không được công nhận.

Đối với người Israel, năm 1948 chính là đỉnh cao của công bằng, cứu chuộc, câu trả lời cho hai ngàn năm bị tước đoạt, lưu đày và khao khát trở về cố hương.

Ngược lại, người Ả Rập từ chối mọi ngả rẽ. Đối với họ, năm 1948 khởi sự cho bất công, tước đoạt tài sản Hồi giáo. Cuộc chiến của Hamas, Iran… không phải để giải phóng Palestine, đó là cuộc khải huyền để cứu chuộc vùng đất Hồi giáo linh thiêng đã rơi vào tay những kẻ ngoại đạo. Khi người Do Thái tìm được công lý, sự công nhận, người Ả Rập lại biết đến bất công và tìm cách sửa chữa nó. Vấn đề là “công lý” của người này buộc phải “giải thể” người kia.

Do Thái giáo và Hồi giáo: Cuộc chiến giữa hai anh em cùng cha khác mẹ
Ảnh: Lucifer

Nhìn chung, một số người Ả Rập vẫn đang mắc kẹt trong cảm xúc tôn giáo. Kiên trì đối mặt với thế giới mới bằng niềm tin cũ, hệ thống các giả định truyền thống về danh dự và lòng nhiệt thành Hồi giáo bất diệt.

Cuộc chiến này rốt cuộc không chỉ là chuyện của người Do Thái và người Hồi giáo. Nếu Iran đóng eo biển Hormuz – huyết mạch vận chuyển dầu thô – thì ngay cả Việt Nam, nơi có cả người Công giáo lẫn người Hồi giáo ôn hòa, cũng không tránh khỏi tác động.

Dù sao, nếu chúng ta yêu và ghét nhau chỉ dựa trên tôn giáo là quá ít. Suy cho cùng, tất cả mất mát không còn thuộc về hai người con của Abraham nữa. Nó đã trở thành một phần bi kịch của nhân loại, khi niềm tin, lịch sử và ký ức không thể cùng tồn tại hòa bình trên một mảnh đất thiêng. Vấn đề là "công lý" của người này lại chính là "bất công" trong mắt người kia, và vòng lặp của bạo lực cứ thế tiếp diễn.

Bài viết có tham khảo tài liệu của:

https://www.history.com/articles/why-jews-and-muslims-both-have-religious-claims-on-jerusalem

https://www.iis.ac.uk/scholarly-contributions/muslim-jews-and-christians-relations-and-interactions/

https://www.worldjewishcongress.org/en/news/the-expulsion-of-jews-from-arab-countries-and-iran--an-untold-history

https://scholar.harvard.edu/sites/scholar.harvard.edu/files/martinkramer/files/forgotten_truth_balfour_declaration.pdf

Mảnh Mecca màu xanh giữa trung tâm Sài Gòn | Sloth
Những ngọn tháp, khoảng sân mênh mông, cửa vòm cầu kỳ, mảnh trăng khuyết và ngôi sao nhỏ… Tất cả mang âm hưởng của ngàn lẻ một đêm Ả Rập lung linh ngay giữa Sài Gòn.