Chợ lớn nhất Sài Gòn

Tour cuối tuần này sẽ dẫn các bạn đến ngôi chợ lâu đời thứ hai ở Sài Gòn.

Nếu hỏi: chợ nào lớn nhất? Tất nhiên câu trả lời: Chợ Lớn, tên chính thức là chợ Bình Tây.

Thử làm một phép so sánh. Chợ Bến Thành 13.000m2 trong khi Chợ Lớn với khuôn viên 25.000m2, gần gấp đôi dù tuổi đời trẻ hơn một chút.

Những câu chuyện vui buồn về Chợ Lớn

Ngôi chợ lớn nhất được đầu tư xây dựng bởi một con người duy nhất và xây trong hai năm từ 1926 - 1928, đó là công trình dành cho người buôn bán khắp nơi chứ không có mục đích thương mại.

Chủ đầu tư: thương nhân giàu có tên Quách Đàm.

Chợ lớn nhất Sài Gòn

Rất tiếc ông Đàm chưa bao giờ thấy được ngôi chợ của mình hoàn thành. Ông mất năm 1927. Chỉ trong một đời sau đó, người con của ông cũng không giữ được cơ nghiệp khổng lồ của cha. Gia tộc Quách Đàm dần trôi vào quên lãng.

Tuy nhiên, quyết tâm và tầm nhìn vời vợi của một thương nhân danh tiếng còn mãi. Chợ Bình Tây là duy nhất.

Đi từ trung tâm Chợ Lớn

Đây là khu vực chính giữa, với đài tưởng niệm ông Quách Đàm làm trung tâm.

Chợ lớn nhất Sài Gòn

Chợ Bình Tây không xây kín mái như chợ Bến Thành. Khuôn viên ở giữa trống để lấy ánh sáng và gió.

Chợ lớn nhất Sài Gòn

‌Sau đó, từ trung tâm tỏa ra bên ngoài bằng nhiều lớp không gian và mái. Rất ít chợ được thiết kế hai tầng và đặc biệt chỉ Chợ Lớn có ban công thông thoáng như thế này. Nếu lên tầng trên và ở một số góc nhất định nào đó, dễ dàng nhận thấy lối kiến trúc đời Đường, Tống như thể bạn đang trong khung cảnh của một bộ phim cổ trang.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Ảnh: Tuoi Tre News
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Nhờ những khoảng không giữa hai phần kiến trúc mái, bên dưới luôn đủ ánh sáng và không khí. Vì vậy Chợ Lớn không có mùi hôi đặc trưng của chợ như thường thấy.

Kiến trúc của Chợ Bình Tây cực kỳ khoa học và tuyệt đẹp, dù dùng nhiều khối lớn nhưng không thô thiển cục mịch. Một âm hưởng cổ kính và hiện đại đan xen giữa các dãy hành lang dài mênh mang.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Ảnh: Tuoi Tre News

Từ những hành lang sang trọng này, bạn có thể nhìn ra khung cảnh sầm uất bên ngoài.

Chợ lớn nhất Sài Gòn

Vị trí và view từ đây dường như giống như quán cà phê hay quán rượu hơn là chợ.

Chợ lớn nhất Sài Gòn

Bây giờ hãy đi vào bên trong một chút.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Cách bố trí mái hai tầng lệch nhau làm cho bên trong lấy đủ ánh sáng, gió mà vẫn tránh được mưa. Các rãnh trần giúp tản nhiệt đồng thời làm cho khoảng lớn bên trên sống động và tinh tế hơn.
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Vẫn đặc trưng khối lớn, đơn giản, không hoa văn rồng phượng. Dù sao đây cũng là chợ đầu mối của cả miền Nam và Sài Gòn lúc bấy giờ chứ không phải cung điện Trung Hoa.
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Kiến Trúc Chợ Bình Tây đặc biệt ưu tiên sự thông thoáng, điều rất cần thiết cho môi trường nhiều mùi như chợ.

Xung quanh Chợ Lớn

À không, đầu tiên hãy nhìn về quá khứ. Đây là Chợ Lớn của nhiều năm trước, khi các lối đi rất hẹp bởi sự đông đúc của một guồng máy vận hành cực nhanh để hàng hóa có thể tỏa đi khắp mọi nơi.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Ảnh: Ingolf Pompe | Lookphotos

Ngày nay, Chợ Bình Tây đánh mất đi ít nhiều sức sống đã từng có. Nhiều gian hàng đóng cửa và sự vắng vẻ dường như lan dần ra với thời gian. Xu hướng online của đại dịch xảy ra với tất cả và một ngôi chợ huyền thoại cũng không tránh khỏi.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn

Rất khó để biết được Chợ Lớn sẽ ra sao sau nhiều năm nữa. Có thể mọi thứ sẽ chỉ là di tích bởi vì không dễ để ngôi chợ này quay lại thời điểm thịnh vượng trước kia như ông Quánh Đàm từng mong muốn.

Nhưng khi Chợ Lớn vẫn còn đây, hãy tận hưởng chuyến đi.

Những sắc màu chợ Lớn

Bên trong chợ, người ta bán tất cả từ những thứ nhỏ nhất. Mọi thứ được trình bày đẹp mắt, tươm tất. Chỉ riêng việc ngắm nhìn màu sắc của Chợ Lớn, bạn có thể cảm nhận được dải hoa văn cuộc sống Sài Gòn, những gì sống động bên trong từng ngôi nhà, cách mọi người ăn mặc, giải trí...

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn

Chợ Lớn đề cao uy tín. Bạn có thể nhìn sản phẩm này:

Chợ lớn nhất Sài Gòn

Nếu dao không đủ chất lượng, có thể tìm anh Ngọc ngoài đường đòi tiền lại. Đây là bộ nhận diện chủ thương hiệu không thể nào tốt hơn.

Chợ Lớn có tất cả những thứ người Sài Gòn cần trong một ngày. Tất nhiên khi mua bạn vẫn phải cần trả giá, bởi vì việc nói thách đơn giản chỉ là đam mê của người bán hàng mà thôi.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn

Ra ngoài hơn một chút

Chợ Lớn là một quần thể. Bên trong bán hàng, bên ngoài cũng bán hàng nhưng còn cả một khu kho bãi vận hành xung quanh, có cả xưởng sản xuất hoặc chế biến.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn

Những nhà dân xung quanh cùng một văn hóa và tôn giáo. Mỗi nhà đều có một "bàn thiên". Tức không thờ một vị thần cụ thể nào, chỉ đơn giản bày tỏ sự tôn kính với trời đất.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn

Đi xa hơn chút nữa, vẫn cảm nhận được văn hóa của Chợ Lớn, sự nhộn nhịp, buôn bán, chế tạo, cuộc sống.

Chợ lớn nhất Sài Gòn
Chợ lớn nhất Sài Gòn

Điều không thể bỏ qua ở Chợ Lớn, đó là ẩm thực. Tuy nhiên đó là một đề tài lớn sẽ có trong bài khác. Bên trong chợ có nhiều hàng quán rất hấp dẫn. Những hàng quán này bán cho khách khứa chắc chắn quay lại nên chất lượng thực phẩm là không cần bàn cãi.

Có rất nhiều thứ để tìm hiểu, ngắm nhìn xung quanh Chợ Lớn, dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất, như chiếc xe cổ nay đã thành nhà kho này.

Chợ lớn nhất Sài Gòn

Dù sao, nếu có ý định tham quan Chợ Lớn, bạn nên làm nhanh bởi vì có rất nhiều thứ sắp mất đi. Đó đơn giản chỉ là dòng chảy của cuộc sống. Ví dụ như sự sống động nhộn nhịp của ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn, thứ tưởng chừng còn mãi nay đã mất đi ít nhiều. Hoặc khu chung cư cũ xinh đẹp đầy màu sắc này.

Chợ lớn nhất Sài Gòn

Mặc dù vẻ đẹp của nó thật hiền hòa lạ lẫm, nhưng sự xuống cấp với thời gian buộc nó phải nhường chỗ cho thứ khác mới mẻ bền vững hơn. Nhưng ngay cả chuyện đó cũng không ngăn bạn dành chút tình cảm cho nó.

Việc này giống như câu chuyện của ông Quách Đàm, người muốn tạo ra khu chợ vĩ đại dành cho tất cả mọi người nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nó. Hoặc chắc chắn ông không thể nào tưởng tượng được rằng chợ Bình Tây mà ông tính toán xây dựng để tồn tại được nhiều thế kỷ, thì chỉ trong vòng một trăm năm sau, internet đã làm cho nhiều người không cảm thấy cần đến nó nữa.