Tại sao chúng ta có nhiều giới tính đến vậy?

Khi một đứa bé được sinh ra, các bệnh viện sẽ dùng vớ, khăn… có màu hồng cho bé gái, xanh dương cho bé trai. Sau đó các bé trưởng thành, chúng chọn lại. Hơi hồng, hơi xanh, tím đậm, tím nhạt… Và mọi thứ bắt đầu phức tạp.

Tại sao chúng ta có nhiều giới tính đến vậy?

Nhưng phức tạp hay không phụ thuộc rất nhiều vào chúng ta.

Ví dụ một buổi tối đẹp trời, bạn đi bar, đội trật tự xã hội bỗng nhiên xuất hiện kiểm tra hành chính, các anh này thường hô: Nam tả nữ hữu xuất trình CCCD!

- Dạ không, em đứng giữa. Các anh hãy nghĩ về giới tính giống như một quang phổ. Giới tính của em không nằm ở hai cực giới hạn là nam hoặc nữ. Nó có thể nằm ở một điểm bất kỳ, có thể giữ nguyên nhưng cũng có thể thay đổi theo thời gian ạ.

Nghề trật tự xã hội nghĩ cũng vất vả.

Ở các nước phương Tây, việc cởi bỏ với các giới hạn giới tính ngày càng quyết liệt hơn. Mọi việc đi xa đến nỗi nhiều hãng hàng không lớn như British Airways, Ari Canada, Lufthansa… bỏ hẳn cụm từ “Ladies and gentlemen” trên các thông báo để dùng các danh xưng trung dung khác. Tuy nhiên, lúc này những quý ông thực sự lại cảm thấy thiệt thòi.

Họ và tên | Sloth
Trước kia, tên người Việt thường có chữ lót đi kèm để chỉ giới tính. Ví dụ một chàng trai không thể chỉ Kim Lý mà phải là Kim Văn Lý, còn cô gái tất nhiên được gọi Hồ Thị Ngọc Hà.
Open in new tab

Tại sao ngày càng có nhiều giới tính hơn?

Không phải giới tính ngày nay phức tạp, đơn giản là trước kia chúng ta chưa nhận ra. Bởi vì một số lượng người đáng kể cảm thấy giới tính đang mang không phù hợp với họ. Có thể sinh ra là đàn ông nhưng thất vọng khi không được trang điểm chẳng hạn. Những người như vậy rất nhiều trên trái đất và họ đơn giản là chưa bao giờ thoải mái mỗi ngày.

Về cơ bản, chúng ta được tự do lựa chọn tất cả. Mọi thứ đều tùy chỉnh lại, từ màu tóc, đôi mắt, mũi, cằm, ngực… tại sao giới tính lại không?

Tại sao chúng ta có nhiều giới tính đến vậy?
Ảnh: Mercedes MehlingOpen in new tab | UnsplashOpen in new tab

Giới tính và xã hội

Alan Turing, cha đẻ của chiếc máy tính mà chúng ta đang dùng ngày nay đã bị thiến hóa học vì là một người đồng tính. Nước Nhật cho đến nay vẫn dùng từ “Okama” có tính miệt thị với những ai ở giữa. Xã hội luôn chậm hơn với các thay đổi. 

May mắn thay, Việt Nam luôn có sự tự do tự nhiên và không quan tâm lắm đến những chuyện phức tạp này. Tự do của chúng ta là tự do thật sự, có nghĩa ai muốn làm gì cứ làm, chẳng ai quan tâm.

Những khác biệt văn hóa trong giới tính

Phương Tây gần đây đã không dùng He/She nặng về giới cho những ai không muốn. Họ yêu cầu được gọi: They.

Tại sao chúng ta có nhiều giới tính đến vậy?
Ảnh: Katie Rainbow 🏳️‍🌈Open in new tab | UnsplashOpen in new tab

Xu hướng này cũng xuất hiện ở Việt Nam. Có nghĩa chúng ta sẽ né tránh gọi: Anh/Chị. Các bạn này muốn được gọi bằng tên. Nhưng thực tế nếu bạn là Liễu hay Gái, “chị” hay tên đều như nhau. 

Dù sao, cách hưng hô của người Việt rất khác, một từ trung dung thường không đủ tốt. Người lái taxi không thể hỏi: Mày muốn đi đâu?

Hay người bán cà phê: Mày uống gì?

Đành phải chấp nhận.

Kết luận

Có nhiều thứ không thể thay đổi được hoặc phải chờ rất lâu. Đó không phải bởi vì xã hội mà bởi vì chính chúng ta nữa. 

Tại sao chúng ta có nhiều giới tính đến vậy?
Ảnh: Marvin KuhnOpen in new tab | UnsplashOpen in new tab

Các phong trào tự do giới tính ở phương Tây diễn ra quyết liệt, nhưng chính những người này nên định hình các giá trị của mình trước, hơn là chỉ đấu tranh cho tự do giới thuần túy. Ở Sài Gòn, bạn đi vào bar và bỗng nhiên…

Ở phương Tây, nếu bạn không muốn nằm cố định trên quang phổ, là một hành khách trên tàu Titanic, khi tàu chìm, bạn sẽ làm gì?

Xã hội rèn luyện cho những người đàn ông biết cách vượt qua sợ hãi để chọn cái chết, nhường sự sống cho phụ nữ và trẻ em. Một số tình huống đặc biệt, mọi người không thể chờ bạn suy nghĩ về giới tính của chính mình được. Đành phải đơn giản hơn.