Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”

Để tạo ra thứ gì đó mới mẻ rất khó. Những chuyện khó không phải ai cũng làm được. Vì vậy một số chọn cách copy, lối tắt dễ dàng nhàn nhã hơn. Khi bạn sao chép của người khác, có hậu quả khủng khiếp nào xảy ra không?

Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”

Vụ sao chép lớn nhất xảy ra khi một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng sử dụng ca khúc Frontier của nhà soạn nhạc, nữ nghệ sĩ piano - Keiko Matsui. Trên thực tế cho đến nay, bác nhạc sĩ kia chưa bao giờ xác nhận chuyện này. Vào lúc đó, chồng của Keilo Matsui chỉ nói ngắn gọn: Ông ấy biết, chúng tôi biết và trời Phật biết…

Thật ra, ở nước ta, khi bạn sao chép một tác phẩm nghệ thuật nào đó, không có gì xảy ra hết. Thường chỉ ba bên biết như thế thôi, bên thứ ba lại chỉ cười cười, chẳng nói gì.

Lấy cảm hứng hay sao chép?

Khi bị nghi ngờ sao chép, bên thứ nhất nói đủ các lý do đến nỗi khó mà nhớ nổi họ nói gì. Hai lý do nhiều nhất: Lấy cảm hứng hoặc hai tư tưởng lớn gặp nhau.

Hai tư tưởng có gặp nhau hay không, lấy cảm hứng hay lấy quá nhiều cảm hứng, chỉ có bên thứ ba mới biết. Hãy nhìn những gì ở Pizza 4P’s Việt Nam và chiến dịch Flowers Talking của Wood Pencil.

Đầu tiên là Wood Pencil:

Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”
Ảnh: Dandad.org
Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”
Ảnh: Dandad.org

Và đây là chiến dịch của Pizza 4P's:

Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”
Ảnh: The Friday
Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”
Ảnh: The Friday

Một trong những định nghĩa về sáng tạo: “Sáng tạo là sự tổng hợp mới của những yếu tố cũ”, chữ “mới” ở đây vô cùng quan trọng. Nó thể hiện dấu vết cá tính và quá trình lao động của chúng ta. Có thể Pizza 4P’s đã lấy cảm hứng từ Wood Pencil, nhưng dường như những gì ở đây không thể đạt đến vẻ đẹp nguyên bản. Vì vậy trong trường hợp này, “sự tổng hợp mới” chưa rõ ràng lắm, xin nhường lời cho bên thứ ba.

(Cười…)

Sáng tạo

Bắt đầu từ một ý tưởng và thêm vào những suy nghĩ, làm cho nó tốt hơn, tạo ra thứ mới dựa trên nhiều thứ cũ.

Học hỏi, nghiên cứu, chỉnh sửa, thay đổi, thất bại, làm lại từ đầu… Đó là những gì bạn luôn gặp phải, một phần của quá trình sáng tạo mà khi sao chép, bạn bỏ qua. Sáng tạo rất khó, nhưng chắc chắn bạn sẽ học được cách tạo nên tác phẩm độc đáo của riêng mình.

Onitsuka vs Thượng Đình | Sloth
Nếu chỉ thoáng qua, thật kỳ lạ khi thấy Emma Watson, Kaia Gerber hay Thái tử Anh mang đôi giày vải nổi tiếng Việt Nam giá chỉ 100k sải bước trên phố. Nhưng nếu nhìn kỹ lại thì…
Open in new tab

Khi sao chép

Bên thứ ba làm việc khá quan liêu. Không có hình phạt nào dành cho bạn cả nếu bạn làm chuyện đó. Ranh giới giữa sáng tạo và copy khá mong manh nhưng chắc chắn bạn là người hiểu rõ nhất khi đưa ra quyết định. 

Tuy nhiên, một điều cơ bản mang đến khác biệt: cái tên. 

Trong thời buổi mà người người nhà nhà nói về việc PR bản thân, hãy cân nhắc trước khi sao chép. Nếu không, tên bạn sẽ gắn với chuyện đó và rất khó để xóa đi.

Chỉ có tác phẩm sáng tạo thuần túy mới được mang cái tên bên dưới. Những trường hợp tư tưởng lớn gặp nhau hay lấy quá nhiều cảm hứng thiếu phần quan trọng đó. Hoặc nếu có, tác phẩm càng nổi tiếng, bạn càng sợ hãi.

Hãy xem ví dụ này. Một nghệ sĩ khác đã quyết định ký tên lên bản sao của hai bức tranh do họa sĩ Lê Thế Anh vẽ, thế là mọi chuyện ồn ào.

Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”
Bên trái gặp bên phải nhưng lại vỡ vụn trước vẻ đẹp của bản gốc | Ảnh: Dân Việt
Sự khác nhau giữa “lấy cảm hứng” và “sao chép”
Bên trái dù cố gắng, nhưng để quên thần thái trong cách dùng màu đỏ thật ảo diệu | Ảnh: Báo Tiền Phong

Chắc chắn khi cần bào chữa, luôn có đủ lý do, luôn có những người sẽ tin bạn. Nhưng giống như chồng Keiko Matsui nói, ba bên biết sự thật. Trong đó, hai bên vô cùng quan trọng: Bạn mãi mãi không có nổi niềm tự hào, bạn biết điều đó; và bên thứ ba chưa bao giờ chịu tiết lộ cách làm việc như thế nào.

(Lại cười...)