Tại sao người ta chịu được mùi hôi của chính mình?

Ai cũng một vài lần ngồi vào chiếc taxi, đóng cửa với anh tài xế nồng nặc. Những lần tuyệt vọng ấy, chúng ta đều thắc mắc: mình không thở nổi sao anh ấy thở nổi? Khoa học có giải thích về vấn đề này, chỉ có điều không thuyết phục mấy. Có lý do nào khác không?

Tại sao người ta chịu được mùi hôi của chính mình?

Trong văn phòng mát mẻ, mọi thứ yên bình đến nỗi nghe được tiếng quạt vù vù bên trong laptop. Những điều này lập tức chấm dứt khi anh đồng nghiệp quyết định tháo giày ra cho thoải mái. Bạn cảm thấy như lạc vào khu “đậu hũ thúi” ở Hongkong hay có con gì chết đâu đây. Đó là một tình huống quá dở, lên tiếng thật ngại, không lên tiếng thật khó… sống. Lúc này bạn tự hỏi: tại sao ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu?

Sự cố này không chỉ xảy ra ở giày mà đôi khi còn có nách, toàn thân…

Khoa học nói gì?

Có một hiện tượng mang tên “mệt mỏi khứu giác”. Mũi của chúng ta trở nên quá tải vì những mùi quen thuộc và ngừng chú ý về chúng. Cơ chế mang đầy tính tự vệ.

Tại sao người ta chịu được mùi hôi của chính mình?
Ảnh: bruce marsOpen in new tab | UnsplashOpen in new tab

Điều này có nghĩa mũi anh đồng nghiệp “đậu hũ” đã kiệt sức vì chính anh ấy rồi nhưng những người còn lại thì chưa, vì vậy chúng ta phát hiện ra mùi kinh khủng đó.

Cũng theo khoa học, nếu bạn tiếp tục ngồi thêm 30 phút hay vài tiếng, khứu giác của bạn sẽ mệt mỏi theo và bạn có thể hít hà thoải mái bình thường. Khoa học ác thật.

Người ngoài cuộc nói

Khoa học có gì đó… sai sai. Lúc vừa tháo giày ra, mũi anh ấy hãy còn rất khỏe. Sau khi cả phòng có phước cùng hưởng có họa cùng chia, nửa ngày sau mũi chúng ta vẫn chưa mệt. Chỉ đầu óc choáng váng thân thể rã rời. Tại sao mũi anh đồng nghiệp mau mệt đến vậy, còn chúng ta thì không?

Rõ ràng khoa học có chút thiên vị.

Tại sao người ta chịu được mùi hôi của chính mình?
Ảnh: Jia YeOpen in new tab | UnsplashOpen in new tab

Người trong cuộc nói

Tại sao bạn thích ăn đậu hũ thúi, mắm tôm, sầu riêng…? Tất cả những mùi thơm hay không thơm trên đời đều tùy thuộc vào người ngửi. Mọi thứ chỉ là tương đối.

Một ví dụ dễ thấy: Những người “viêm cánh” chẳng hạn, đều có bạn gái và những người không có bạn gái trên thực tế lại chưa chắc viêm cánh.

Không phải người “viêm cánh” mệt mỏi và bỏ qua mùi của mình. Nhưng họ không cảm thấy khó chịu vì điều đó. Ngay cả “viêm chân” cũng thế. Và những người bạn trai/bạn gái kia đều đồng ý.

Mùi để làm gì?

Thực tế, cũng lại khoa học, mùi hương từ nách chẳng hạn, là để quyến rũ người khác phái. Chỉ có điều ngày nay ít ai dùng cách này. Cơ chế đó tồn tại từ ngàn xưa, khi mà chúng ta chưa có Bulgari, Marc Jacobs… Tất cả giải thích cho việc luôn có một người chịu được mùi của người kia, thứ mùi đặc sắc mà các hãng nước hoa không thể nào bào chế được (và cũng không nên bào chế). 

Tại sao người ta chịu được mùi hôi của chính mình?
Ảnh: Fernanda MariaOpen in new tab | UnsplashOpen in new tab

Vấn đề là người trong cuộc cần hiểu cho phần còn lại hơn. Những mùi riêng tư tốt đẹp chỉ nên dùng cho đối tượng mình theo đuổi. Cuộc sống không đề cao việc bắt cá hai tay huống chi chích điện hàng loạt thế kia. Hãy tiết kiệm.