Khăn rằn

Đầu tiên, người ta đeo nó để che nắng, lau mặt. Sau đó, trong một thời gian dài trước năm 1975, nếu có khăn rằn trên cổ, nhiều khả năng bạn bị… bắt. Chiếc khăn bị hiểu nhầm là tín hiệu của quân Cách Mạng đến nỗi người ta sợ hãi khi dùng. Có giai đoạn khăn rằn gần như biến mất để sau đó trở lại mạnh mẽ thành một biểu tượng thời trang đầy chất nghệ sỹ.

Dù thực tế, đây chỉ là đoạn vải rất đơn giản quen thuộc của người dân miền Nam. Nhưng đoạn vải phổ thông này không chỉ có thế.

Khăn rằn
Ảnh: Stephafrei | Flickr

Khăn rằn đã có từ rất lâu. Khi người Việt chuyển đến miền Nam vào thế kỉ 17 đã thấy người Khmer mang chúng. Tiếp theo, người Việt cũng mang và mang ở khắp mọi chỗ trên người:

Khăn quàng cổ
Khăn trùm đầu
Băng đô
Kiểu khẩu trang
Thắt ngang lưng
Khăn choàng vai...

Khăn rằn
Ảnh: Binh Dang Nam | Unsplash

Thật vậy, mọi thứ xảy ra đều có lý do. Việc phát minh ra chiếc khăn có lẽ nhằm mục đích hỗ trợ đời sống sinh hoạt hằng ngày hơn là ý định thời trang. Do đó nó trở thành một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của mọi người lúc bấy giờ, không việc gì không đụng tới đoạn vải hữu ích này.

Ngày nay theo thống kê, ngoài tính thẩm mỹ, khăn rằn còn khoảng 90 công dụng khác. Có thể còn nữa nhưng mọi người đã ngừng đếm, cũng nhiều rồi.

Hãy cùng đi qua một vài điểm đáng chú ý nhé:

1. Phụ kiện hữu ích cho dân văn phòng:

Nghe có vẻ hơi sai sai, nhưng nếu nghĩ kĩ, điều này hoàn toàn đúng và thật hấp dẫn. Bạn có thể phối nó với outfit công sở của mình, nếu hôm đó máy lạnh thổi hơi quá, dùng nó để khoác lên người luôn. Sau đó trưa nắng ra quán ăn cơm, cũng có thể dùng khăn che chắn và tự tin bước đi. Thậm chí là trùm lên đầu, thoải mái tận hưởng giấc ngủ trưa ở văn phòng.

Khăn rằn
Ảnh: vivuphuot

Còn với cánh đàn ông, nếu phải làm việc bên ngoài trong những ngày nóng bức, có thể quấn quanh đầu ngăn những giọt mồ hôi vất vả. Anh nào phong trần hơn thường tận dụng chiếc khăn làm túi đeo chéo đựng vài món nho nhỏ giống các hiệp khách giang hồ xưa. Nói chung, quá tiện và quá ngầu!

Khăn rằn
Ảnh: AustinInAsia | Flickr

2. Võ khăn rằn

Mới nghe qua bạn có thể tưởng tượng nó giống như trong những bộ phim hành động, nam chính ứng biến cầm chiếc khăn trùm đầu đối thủ. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, một vài môn phái võ thuật cổ truyền đã sáng tạo ra những thế võ sử dụng khăn rằn như món binh khí. Ví dụ Thanh long võ đạo có bài “Nhung thuật”, hay môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà có bài “Đảo vũ thiên cân” (khăn trời quất làm mưa nghiêng ngả). Thật ra khăn nào cũng quất được, nhưng mọi người nghiêng về khăn rằn trong thực chiến hơn là khăn tắm hoặc khăn tay.

Khăn rằn
Ảnh: Báo ảnh Việt Nam

3. Thể thao

Ở Campuchia, nơi mỗi người đều có một chiếc khăn rằn cho riêng mình. Khi chơi môn thể thao Chol Chhoung, mọi người thường dùng dải khăn để quấn lại thành quả bóng. Môn này khá giống trò chọi cầu, chỉ khác nếu bắt không được quả bóng sẽ bị phạt phải vừa hát vừa nhảy. Thật là một hình phạt vui vẻ!

Khăn rằn
Ảnh: intocambodia.org

4. Múa khăn rằn

Cũng như nón lá hay dù, khăn rằn có những điệu múa duyên dáng của riêng mình. Chúng thường được trình diễn trong những dịp trọng đại của người Khmer. Đơn giản cùng nhịp điệu chậm rãi, vũ điệu chủ yếu thể hiện các ứng dụng của khăn rằn trong đời sống thường ngày, mang đến niềm vui nhẹ nhàng cho những người theo dõi.

Và còn đó rất nhiều công dụng khác nữa như đã nói. Sloth sẽ để điều hấp dẫn này cho bạn tự khám phá thêm nhé 😉.

Khăn rằn
Ảnh: Intocambodia

Theo thời gian, thế giới bắt đầu nhận ra sự đa năng của khăn rằn. Sau đó, thiết kế ban đầu vẫn được giữ nguyên nhưng đoạn vải ca rô giờ đây có thêm nhiều màu sắc khác để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ. Và nó nhanh chóng trở thành một xu hướng thời trang được yêu mến trên thế giới.

Khăn rằn
Ảnh: Imparkter

Trong lúc này tại Việt Nam, khăn rằn trở lại với một hình ảnh mới mẻ hơn từng biết, chiếc khăn quàng cổ cá tính của những nhiếp ảnh gia.

Khăn rằn
Ảnh: VOV

Bạn sẽ thấy món phụ kiện này rất hợp mốt và nổi bật nếu đi kèm cùng một chiếc áo trơn. Còn trong trường hợp một chiếc áo bông, có vẻ hơi khó để nhìn ra chiếc khăn. Dải khăn phong cách này còn được nhiều người nổi tiếng ở cả Việt Nam lẫn thế giới ưa chuộng.

Khăn rằn
Ca sĩ Sam Smith. | Ảnh: Just Jared
Khăn rằn
Emma Watson. | Ảnh: Just Jared. 
Khăn rằn
Hình ảnh quen thuộc của ông Vũ với chiếc khăn rằn | Ảnh: Cafebiz
Khăn rằn
Hoa hậu H'Hen Niê. | Ảnh: Vnexpress
Khăn rằn
Hoa hậu Thuỳ Tiên. | Ảnh: Eva

Và thật vậy, nếu theo con số thống kê như trên, bạn hoàn toàn có thể tìm ra những ứng dụng hữu ích đầy tiện lợi với khăn rằn cho riêng mình, hoặc ít nhất nó vẫn còn đó công dụng thời trang :).