Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Đầu tiên, hãy đi dọc những lối mòn nhỏ men theo bờ sông, tận hưởng sự xanh mát và yên bình của vùng đất nhiều sóng gió này. Bạn có thể vào bằng hẻm 193 đường Đỗ Văn Thi, con hẻm này kết nối hầu hết khu vực dân cư còn lại.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Cách Sài Gòn 23km, Cù Lao Phố vốn là một hòn đảo được sông Đồng Nai bao quanh. Lúc đầu, chỉ có các nhóm dân tộc như Stiêng, Mạ, M'nông, Khmer… định cư cùng người dân địa phương. Tuy nhiên, người Hoa đã nhận ra lợi thế về mặt địa lý và phát triển nơi này. Lòng sông đủ sâu để các tàu lớn có thể qua lại, Cù Lao Phố trở thành thương cảng sầm uất nhất của phương Nam trong suốt gần một thế kỷ. Sự danh tiếng đó thu hút các thương thuyền của những nhà buôn lớn trên thế giới từ Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Mã Lai… tấp nập ra vào.

Những kiến trúc đồng quê tuyệt mỹ

Vào thế kỷ 17, khu vực này phát triển nhanh chóng với nhiều kiến ​​trúc đồ sộ, đường sá, chợ búa… được hàng nghìn người dân từ nhiều nơi trong và ngoài nước xây dựng. Ngày nay, không còn dấu vết nào nữa dù khi dạo vòng quanh, bạn có thể nhìn thấy những ngôi nhà cũ kỹ tuyệt đẹp.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Đa số những kiến trúc cũ kỹ này đều bao gồm "bàn thiên" phía trước. Một phong tục của người dân Nam Bộ, kết nối tâm linh với trời đất, tổ tiên, giữ mối liên hệ giữa người sống và người đã khuất. Người đã khuất ở đây rất đông.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Những mảng xanh tuyệt đẹp

Từ năm 1777 đến 1779, Cù lao Phố diễn ra một cuộc giao tranh quyền lực khốc liệt giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Anh em Nguyễn Huệ được cho là đã tàn phá cơ sở hạ tầng cũng như con người ở đây. Một số tài liệu của nhà Nguyễn nói rằng xác người Hoa lấp đầy sông, nước đổi màu, những người sống sót không dám sử dụng. Trịnh Hoài Đức từng mô tả: "nơi đây biến thành gò hoang, sau khi trung hưng người ta tuy có trở về nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước”.

Những nhà buôn chạy loạn rời khỏi Cù lao Phố, đi về Chợ Lớn và chúng ta nhìn thấy quận 5 bây giờ.

Ngày nay, quanh Cù lao Phố chỉ còn sự yên bình của những mảng xanh nhẹ nhàng che lấp hết mọi dấu tích biến động.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Những hẻm nhỏ kỳ lạ

Ngoài một số ít đường chính, Cù lao Phố kết nối các khu vực dân cư bằng hẻm dài, lắt léo đôi khi dẫn đến những khu vực bất ngờ, đó là...

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

...những khu mộ. Hầu như hẻm nhỏ nào ở đây cũng dẫn bạn ngang qua các khu mộ lớn hoặc nhỏ. Rất nhiều ngôi mộ với kiến trúc lạ lẫm nằm xen lẫn với nhà dân. Có cảm giác như số lượng người sống và người đã khuất là cân bằng và họ sinh hoạt rất gần nhau.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Đôi khi, bạn lạc vào hẻm cụt nhỏ xíu không một bóng người và phải len lỏi giữa những ngôi mộ để quay ra. Nếu trong một ngày mưa gió âm u nữa thì có thêm chút hoảng sợ. Tuy nhiên, phần còn lại là tuyệt đẹp:

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Những di tích còn lại

Sử sách viết rằng Nguyễn Huệ cho đào từng con đường lát đá ở Cù lao Phố nhưng ông không đụng đến bất kỳ ngôi chùa, đền thờ nào, thậm chí đó là miếu Thất Phủ của người Hoa.

Có rất nhiều di tích tôn giáo ở đây, tất cả đều mộc mạc, đơn sơ. Chẳng hạn như ngôi chùa Đại Giác này, kiến trúc tuyệt đẹp và câu chuyện phía sau cũng vậy.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Sử dụng những "đấu củng" thanh thoát cùng hệ thống đà mảnh dẻ làm cho ngôi chùa này trở nên nhẹ nhàng, giản dị rất đặc trưng Nam Bộ:

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Ngoài ra, bạn có thể đến miếu Thất Phủ, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Thủ Huồng... và tìm hiểu những câu chuyện truyền thuyết kỳ lạ phía sau.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Thật tiếc khi những biến động quá lớn đã không giữ nổi cù lao tuyệt đẹp này. Nếu không chúng ta đã có một Hội An cổ kính kề bên Sài Gòn. Để quy hoạch một khu dân cư không hề dễ dàng, nhất là tạo ra bề dày văn hóa cho vùng đất đó. Bạn có thể nhìn trường hợp của Phú Mỹ Hưng, hào nhoáng nhưng hơi chán.

Thêm một lý do nữa để bạn nên đến Cù lao Phố, đó là thành phố Biên Hòa đã quyết định phát triển nơi này thành chuỗi đô thị thông minh hiện đại ven sông.

Khi bạn quyết định thông minh, hiện đại lên, một số thứ ngô nghê, cũ kỹ sẽ biến mất.

Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất
Vẻ đẹp của thương cảng đã mất

Và biết đâu, một ngày nào đó tha thẩn trên mạng, đọc này đọc nọ, bạn lại thấy mình muốn nhìn lại những thứ đã mất kia.