Statista ước tính chi tiêu quảng cáo ở Việt Nam sẽ đạt 2.593 triệu USD trong năm 2024. Chúng ta có công nghiệp truyền thông mạnh mẽ dù bắt đầu hơi muộn so với thế giới. Số liệu trên chỉ đang nói về hoạt động của các công ty quảng cáo chuyên nghiệp, nhưng mọi thứ ở đây bao gồm “thương hiệu và nhân dân cùng làm”. Trong đó, "mảng nhân dân làm" cũng sáng tạo và mang đến không ít ý tưởng thú vị.
Đặt tên cho thương hiệu sao cho ấn tượng?
Khi muốn khởi nghiệp, bạn sẽ nghĩ xem mình muốn đặt tên đứa con cưng sắp ra đời là gì.
Ví dụ như để khách hàng nhớ đến địa điểm kinh doanh, nhiều cửa hàng kính trên đường Nguyễn Đình Chiểu có tên "Mắt kính Nguyễn Đình Chiểu".
Tuy nhiên trên thực tế, ông Nguyễn Đình Chiểu mù và ông không bao giờ đeo kính.
Ý tưởng dùng tên đường, địa danh làm thương hiệu phổ biến đến nỗi đôi khi mọi người không chú ý đến nữa, cho dù có hợp lý hay không.
Ví dụ như Sư Vạn Hạnh, một thiền sư có vai trò quan trọng trong sự ra đời của nhà Lý. Tên ông được đặt cho con đường khá dài. Nếu đi dọc theo nó, bạn có thể thấy ông đại diện cho khá nhiều thương hiệu, quán chay (khá hợp lý), sau đó...
Cho đến trung tâm y tế và mua sắm...
Dù sao, những ví dụ trên cũng chưa đến nỗi trái phong thủy lắm. Cho đến khi...
Hay chiếc shop nho nhỏ này:
Những copywriter cây nhà lá vườn
Không thể đòi hỏi nhiều khi bạn không có ngân sách cho những công ty quảng cáo đắt tiền và bài bản. Những câu copy này thân thiện gần gũi nhưng không kém phần vui nhộn.
Chiếc bảng hiệu sau, "Bò" ở đây không rõ là động từ hay danh từ, là nói về sản phẩm hay khách hàng nữa:
Cho đến những ý tưởng cực ngầu khác
Chắc chắn, những công ty quảng cáo với Art Director hay Designer xịn cỡ nào cũng không thể tạo hình tốt như những quán nước lề đường này.
Và một chiếc poster đầy quyết đoán:
Bây giờ, bạn đã biết phải làm gì với việc kinh doanh của mình nếu không đủ có ngân sách chưa? Cũng đâu đến nỗi quá khó nhỉ.